Theo các nhà khoa học của Trường Đại học Manchester (Anh), bàn chải đánh răng của bạn là một ổ vi trùng. Họ đã tìm ra rằng mỗi chiếc bàn chải để trong buồng tắm có thể chứa đến hơn 100 triệu con vi trùng, trong đó có cả khuẩn E.coli gây tiêu chảy và khuẩn tụ cầu gây nhiễm trùng da.
Theo nghiên cứu của Bioteca (Hàn Quốc), sau 3 tháng, bàn chải đánh răng trở thành ổ chứa của 4 triệu vi khuẩn, bao gồm cả con E-coli trong phân người. Mỗi lần giật xả bồn cầu, những phân tử nước li ti không nhìn thấy sẽ bắn ra ngoài, mang theo vi khuẩn cơ thể vừa thải ra, bám vào lông bàn chải ở gần đó.
Tiến sĩ Curatola thuộc khoa nha Rejuvenation (Mỹ) cho biết, vi khuẩn trên bàn chải đánh răng còn nhiều hơn bệ ngồi toilet. Nghiên cứu khác từ Đại học Quinnipiac (Mỹ) cũng phát hiện, 60% bàn chải chứa cùng loại vi khuẩn trong toilet. Đặc biệt, vi khuẩn bồn cầu có khả năng nhảy xa 3m. Nếu phòng tắm có diện tích nhỏ hơn 3 m2, bàn chải không tránh khỏi sự tấn công của chúng. Trong điều kiện ẩm ướt ở nhà vệ sinh, vi khuẩn nhanh chóng sinh sôi và trở lại cơ thể trong những lần đánh răng tiếp theo.
Khuẩn E.coli là nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy, trong khi tụ cầu khuẩn (Staphylococcus) gây nhiễm trùng thông qua vết thương hở trong miệng (lở, nhiệt miệng; xước nướu, chảy máu chân răng). Ngoài ra, virus gây bệnh cảm cúm cũng có thể lây lan từ người này sang người khác khi các bàn chải đặt cạnh nhau.
Vậy phải làm gì với những chiếc bàn chải để bảo vệ sức khỏe của gia đình?
1. Hãy rửa thật sạch trước và sau khi sử dụng
Lý do rất đơn giản, vì dù là trước hay sau khi sử dụng thì bàn chải của bạn cũng đầy vi trùng. Hãy rửa bàn chải dưới vòi nước sạch để hạn chế vi khuẩn tích tụ trên bàn chải, đặc biệt, hãy dành 5 giây quan sát lớp đế bàn chải đã sạch chưa. Lớp đế là nơi nước và các chất bẩn dễ đọng lại sau khi chải răng.
2. Hãy giữ bản chải khô ráo
Mọi vi khuẩn đều ưa sự ẩm ướt, bàn chải khô sẽ hạn chế sự phát triển sinh sôi của các loại vi khuẩn. Nếu có thể hãy để ống đựng bàn chải nơi có nhiều ánh sáng, thông thoáng.
3. Hãy giữ bàn chải dựng đứng
Đơn giản vì khi giữ nó thẳng đứng trong kệ đỡ, diện tích tiếp xúc với các bề mặt bụi bẩn sẽ ít hơn và bàn chải chóng khô hơn khi để nằm.
4. Hãy giữ bàn chải cho riêng mình
Tuyệt đối hạn chế chia sẻ bàn chải với bất cứ ai, ngay cả bạn đời của mình. Việc sử dụng chung bàn chải là nguy ca lây nhiễm một số bệnh qua đường nước bọt, thậm chí đường máu nếu trong quá trình chải răng có trầy xước niêm mạc gây chảy máu.
5. Hãy giữ bàn chải cách xa toilet hoặc trong hộp có nắp
Như đã nói ở trên, để bàn chải tiếp xúc với môi trường bên ngoài hoặc quá gần bồn vệ sinh làm tăng sự bám dính của vi khuẩn lên bàn chải. Vì vậy, tốt nhất nên đậy kín bàn chải và để xa bồn vệ sinh. Nhưng lưu ý, việc đậy kín nhưng đảm bảo bàn chải phải được khô ráo hoàn toàn.
6. Thay bàn chải thường xuyên
Hãy thay bàn chải thường xuyên, không nên quá 3 tháng 1 lần cho dù bạn có cảm giác rằng chúng vẫn “dùng được”.
Nếu bạn cảm thấy lông bàn chải bị xơ, cứng hoặc bạn đang bị ốm, đừng ngại ngần, hãy bỏ đi chiếc bàn chải đó và thay bằng một chiếc khác.
Theo BS. Huỳnh Thanh Tiên - Nha Khoa Sunrise
==========================================
🌻🌻🌻Hãy đến với nha khoa Sunrise, khách hàng sẽ được điều trị với các bác sĩ Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh nhiều năm kinh nghiệm 🌻🌻🌻
==========================================
NHA KHOA SUNRISE: 39 Nguyễn Thị Thập, Khu Dân cư Him Lam, Phường Tân Hưng, Quận 7, Tp. HCM
Điện thoại: 028 22 53 5544
Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoasunriseq7/
Website: http://nhakhoasunrise.com
#nhakhoasunrise
#nhakhoasunriseq7